Đâu là thời điểm uống thuốc để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất?
08:47:38 12/10/2016 1672 lượt xem
Thời điểm uống thuốc không chỉ quyết định hiệu quả điều trị mà còn giúp tránh được những tác dụng phụ mà những loại thuốc đó gây ra. Do dó người hướng dẫn sử dụng thuốc cần nắm được những kiến thức cơ bản để có thể hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
1. Các loại thuốc nên uống vào bữa ăn
Các loại thuốc kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa như các loại rượu bổ khai vị, thuốc điều trị thay thế enzyme tiêu hóa như pepsin, acid HCL hoặc các enzyme tuyến tụy như pancreatin…nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút
Những thuốc gây kích ứng mạnh đường tiêu hóa như doxycylin, kháng sinh nhóm quinolon, muối kali…nên uống vào lúc ăn vì không làm giảm hấp thu thuốc. Nếu thuốc gây kích ứng đường tiêu hóa mạnh nhưng lại bị thức ăn làm giảm hấp thu thì có thể uống vào bữa ăn với điều kiện chuyển thuốc thành dạng lỏng ( nhai hoặc uống với nhiều nước) hoặc chọn dạng bào chế thích hợp như viên sủi bọt, dạng dung dịch, hỗn dịch.
Những thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói, dẫn đến việc tăng tác dụng phụ do sự tăng nồng độ đột ngột trong máu như levodopa, levamisol, diazepam…
Những thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu như các loại vitamin, muối khoáng, carbamazepin, griseofulvin, lithium, hydrochlorothiazide.
2. Các thuốc cần uống cách xa bữa ăn
( nghĩa là uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ)
Các thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn như acetazolamid, aminophyllin, Phenobarbital, cefradin, erythromycin stearat, sắt sulfat, isoniazid, levodopa, ampicilin, aspirin, oxytetracyclin, erythromycin base, metamycin ( chú ý tất cả các thuốc này đều ở dạng viên nén hoặc viên nang)
Các dạng thuốc cần giảm thời gian lưu lại trong dạ dày như thuốc phóng thích kéo dài, các loại viên bao tan trong ruột, các thuốc kém bền trong môi trường acid dịch vị
Những thuốc theo cơ chế tác dụng như:
Sucralfat nên uống trước bữa ăn 1 giờ để kịp tạp màng che chở niêm mạc dạ dày trước khi thức ăn được đưa vào.
Các antacid phải uống sau khi ăn 1 giờ để trung hòa lượng acid thừa sau khi đã tiêu hóa, nếu những thuốc này trước bữa ăn sẽ gây hiện tượng giảm acid trong bữa ăn, cản trở đến sự tiêu hóa thức ăn và gây phản ứng “dội acid”.
Ds Dương Thị Yên sưu tầm
TIN NGẪU NHIÊN
-
Mất ngủ ở trẻ em - nguyên nhân và giải pháp khắc phục10:37:11 20/07/2016
-
6 dấu hiệu lão hóa ở nam giới14:42:15 01/03/2016
-
Tóc chẻ ngọn09:10:32 19/01/2016
-
Mất ngủ ở nam giới và biện pháp khắc phục10:38:12 11/07/2016
-
Lưu ý khi dùng nhóm thuốc chen canxi (CCB) để điều trị cao huyết áp17:22:15 20/06/2016
-
Thông báo đổi mẫu bao bì sản phẩm15:04:56 06/06/2016
-
Những lưu ý khi đo huyết áp để có kết quả chính xác17:19:27 20/06/2016
-
Melatonin và giấc ngủ sinh lý16:29:52 21/04/2016
-
Mất ngủ và tình trạng suy giảm trí nhớ11:32:57 02/08/2016
-
Gan yếu ảnh hưởng gì tới làn da11:25:57 11/05/2016
-
Nguyên tắc sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú10:50:50 18/06/2016
-
Nguy cơ mãn dục nam thường gặp ở độ tuổi nào?16:06:40 24/05/2016
-
Tuyển dụng nhân viên quản trị website09:52:54 12/05/2017
-
Công dụng của đông trùng hạ thảo và các chức năng trong cơ thể15:56:31 22/04/2016
-
Sự thật về nước tăng lực15:53:07 08/03/2016